Quản lý đô thị: Kinh nghiệm thế giới và một số đề xuất cho Việt Nam

Quản lý đô thị – Nhìn từ các quốc gia trên thế giới

Với tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay, việc cập nhật các xu thế mới về đổi mới quy hoạch và quản lý quy hoạch để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Có thể nhìn nhận từ một số quốc gia trên thế giới.

Đơn cử tại Singapore, Pháp lệnh quy hoạch năm 1959, quy định Quy hoạch cấu trúc (Concept Plan) đầu tiên được xây dựng vào năm 1971, đặt nền móng cho sự phát triển của Singapore. Quy hoạch cấu trúc bao gồm chiến lược phát triển đô thị, cấu trúc đô thị và định hướng sự phát triển giao thông của Singapore trong 40-50 năm tiếp theo. Quy hoạch được rà soát 10 năm/lần, nhằm đảm bảo đủ đất đai để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng dân số và kinh tế dài hạn đồng thời duy trì chất lượng môi trường sống tốt.

Tại Hàn Quốc, đến năm 1981 Luật Quy hoạch đô thị mới bắt buộc áp dụng Quy hoạch tổng thể đô thị (Luật Quy hoạch đô thị 1981) trong đó quy định kế hoạch thực hiện quy hoạch, tiêu chuẩn quy hoạch và yêu cầu có sự tham vấn cộng đồng trong quy hoạch.

Tại Anh, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn năm 1947 có hiệu lực, cho phép quốc hữu hóa quyền phát triển đất đai. Nó đòi hỏi tất cả các đề xuất phải bảo đảm tính pháp lý về cấp phép quy hoạch từ chính quyền địa phương. Đạo luật đã đưa ra một khoản Phí phát triển khi quy hoạch được thực hiện. Đạo luật này đã đặt ra yêu cầu đối với chính quyền địa phương về xây dựng Quy hoạch định hướng tới tương lai (gọi là Local Plan) hoặc Quy hoạch hạ tầng để cho phép các dự án phát triển diễn ra ở đâu và các khu vực đặc biệt được xác định trên bản đồ quy hoạch. Quy định này vẫn còn được duy trì và thực hiện tới ngày nay. Các tỉnh thì được yêu cầu xây dựng Quy hoạch cấu trúc đặt ra mục tiêu lớn cho khu vực rộng lớn hơn. Nhưng quy hoạch cấu trúc luôn có vấn đề và thường bị thay thế ngay khi vừa được chính thức thông qua.

Leave a Reply